Loading...
Các nguyên nhân gây ngộ độc dưa
Bản thân dưa lê không độc, nhưng vì dưa lê là loại cây dây leo, thường bò sát mặt đất, quả có mùi thơm nên hấp dẫn nhiều loại côn trùng đến phá hoại. Chính vì thế, khi trồng dưa lê người ta thường phun nhiều thuốc để tăng lợi nhuận.
– Để dưa được tươi lâu, đẹp mã, không bị dập nát trong quá trình vận chuyển nhiều thương lái đã ngâm dưa trong các hóa chất bảo quản thực phẩm, vỏ dưa lê rất mỏng nên các hóa chất trên dễ dàng ngấm qua vỏ, gây ngộ độc. Dưa lê cũng là loại quả dễ dập nát trong quá trình thu hái và vận chuyển.
Bề ngoài của dưa lê được bao quanh bởi một lớp vỏ mỏng, dễ thẩm thấu. Vì vậy nếu tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoặc hóa chất bảo quản thì nguy cơ ngấm vào bên trong ruột quả là rất cao.
Kinh nghiệm chọn dưa ngon, tránh ngộ độc
– Theo kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ “sành”, dưa lê ngon, ngọt là những quả tròn đều, chắc, da cứng và có phần phía dưới hơi lồi ra. Với dưa vỏ trắng, bạn nên chọn những quả ngả sang màu ngà, sẽ ngọt hơn.
– Dưa lê mùa hè là thời điểm đúng vụ nên rất rẻ, đừng nên ham chọn những quả vẹo vọ hoặc đã chín nhũn để bớt thêm chi phí, giá cả không chênh nhau là mấy mà còn có nguy cơ rước hại vào thân.
Khi mua dưa về, bạn cũng nên rửa dưa thật sạch, ngâm hoặc sục qua ozone. Trước khi bổ dưa hoặc ăn dưa nên vệ sinh tay thật kỹ. Dưa đã gọt vỏ cần bảo quản trong môi trường thoáng mát, tránh tiếp xúc với ruồi nhặng hoặc bụi bẩn.
– Chọn dưa có mùi thơm: Dưa lê có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng, đây cũng là dấu hiệu để bạn nhận biết dưa sạch.
Nếu bị sử dụng nhiều hóa chất trong quá trình trồng trọt, dưa sẽ không giữ được mùi thơm này. Đồng thời, lớp lông măng bám trên bề mặt dưa cũng không còn.
– Chọn dưa có dấu hiệu lồi ở phần dưới: Theo kinh nghiệm dân gian, những quả dưa bị lồi ở rốn là dưa ngọt. Khi chọn dưa bạn đừng bỏ qua dấu hiệu này.
Hãy là người mua hàng thông thái để chọn được những qua dưa ngọt lịm lại an toàn cho gia đình nhé.
0 nhận xét: